Tuyên ngôn San Francisco

11/03/2019

(Download tại đây.)

Lời giới thiệu

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động cực kỳ tốn kém, tuy lợi ích của nó đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế và đời sống là điều không ai phủ nhận. Nghiên cứu khoa học chỉ đạt được những lợi ích đó và xứng đáng với số tiền ngân sách công hoặc số tiền các tổ chức tài trợ dành cho nó, nếu nó thực sự có giá trị học thuật. Vì vậy, đánh giá phẩm chất của một công trình nghiên cứu khoa học là công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ để làm cơ sở cho những quyết định về đầu tư nghiên cứu, về tuyển dụng hay đề bạt, mà còn để khích lệ một môi trường nghiên cứu lành mạnh trong đó những giá trị thực được ghi nhận một cách thích đáng.

Công việc này càng quan trọng khi số lượng tập san và ấn phẩm giờ đây đang tăng chóng mặt. Hiện có khoảng 60 triệu bài báo khoa học được lưu trữ trong kho dữ liệu của Thompson Reuteur. Các trường bị ám ảnh với thành tích nghiên cứu. Giảng viên bị thúc đẩy “nghiên cứu hay là chết”. Nếu công việc đánh giá nghiên cứu khoa học không được cải thiện, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều những bài báo được tạo ra chỉ nhằm đếm thành tích mà không đóng góp gì vào sự phát triển học thuật và tác động tới xã hội, những bài báo được công bố mà ngay cả người trong ngành cũng không buồn đọc.

Bởi lẽ đó, Bản tin Nghiên cứu và Đánh giá GDĐH số 3 xin giới thiệu Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu Khoa học, một văn bản đã được một nhóm các tổng biên tập tập san khoa học và các nhà xuất bản khởi xướng, với 155 cá nhân và 82 tổ chức ký tên đầu tiên. Đến ngày 14/02/2017 đã có 12.591 nhà khoa học và 840 tổ chức khoa học trên thế giới ký tên bày tỏ sự ủng hộ và tán thành của họ (xem website: www.ascb.org/dora).

Bản Tuyên ngôn này là một thái độ của giới nghiên cứu nhằm bảo vệ mục đích và chân giá trị của nghiên cứu khoa học như một sự theo đuổi tri thức, nhằm cổ vũ cho những cách đánh giá kết quả nghiên cứu tinh tế hơn, xác đáng hơn, và hướng về giá trị đóng góp của nó thay cho những cách đánh giá thiếu tính tin cậy và không khích lệ một môi trường nghiên cứu lành mạnh.

Chúng tôi hy vọng những quan điểm được nêu ra trong bản tuyên ngôn này có thể giúp ích cho các nhà quản lý khoa học ở Việt Nam trong việc nắm bắt những bước phát triển mới nhất trong công việc đánh giá khoa học trên thế giới, để từ đó nâng cao chất lượng công việc của mình.

Trân trọng

Ban Biên tập

Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu Khoa học

ĐƯA KHOA HỌC VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Hiện đang có một nhu cầu ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi các tổ chức tài trợ nghiên cứu, các trường, viện, các cơ quan, đơn vị hoạt động khoa học và nhiều bên khác nhau cải thiện cách thức đánh giá của họ đối với kết quả của hoạt động nghiên cứu.

Để giải quyết vấn đề này, một nhóm các nhà xuất bản và các tổng biên tập tập san khoa học đã có một cuộc họp trong kỳ họp thường niên của Hội Sinh học Tế bào tại San Francisco, Hoa Kỳ, ngày 16.12. 2012 và đưa ra một số khuyến nghị được trình bày dưới tên gọi Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu Khoa học. Chúng tôi xin mời tất cả những ai có quan tâm đến vấn đề này, trong mọi lĩnh vực chuyên ngành, bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với những quan điểm nêu trong tuyên ngôn, bằng cách bổ sung tên mình vào danh sách những người ký tên dưới bản Tuyên bố này.

Kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học thể hiện dưới nhiều hình thức, như bài báo khoa học trình bày kiến thức mới; dữ liệu, chất phản ứng, và phần mềm; tài sản trí tuệ các loại; cũng như các nhà khoa học trẻ được đào tạo một cách nghiêm ngặt. Các tổ chức tài trợ nghiên cứu, các trường, viện, cơ quan nghiên cứu đang tuyển dụng các nhà khoa học, và bản thân các nhà khoa học, tất cả đều có chung một mong muốn, và nhu cầu, là đánh giá đúng chất lượng cũng như tác động của các thành quả nghiên cứu ấy.Bởi vậy, mọi thành quả nghiên cứu phải được đo lường một cách xác đáng và được đánh giá một cách sáng suốt khôn ngoan.

Chỉ số tác động của tập san thường được dùng như một thước đo chủ yếu để so sánh thành quả nghiên cứu giữa các cá nhân và các trường viện. Chỉ số này, được Thomson Reuters thực hiện việc đo đếm, thoạt tiên được tạo ra như một công cụ để giúp các chuyên viên thư viện xác định xem tập san nào nên mua, chứ không phải nhằm đo lường chất lượng khoa học của một bài báo. Cần nhớ điều này để hiểu một điều rất quan trọng là chỉ số tác động của tập san khoa học có một số điểm yếu đã được nhiều tài liệu nêu ra khi nó được dùng làm công cụ để đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học. Những điểm giới hạn đó là:

A) Số lượng trích dẫn được phân bố cực kỳ thiên lệch giữa các tập san [1–3];

B) Chỉ số tác động của tập san về bản chất tùy thuộc vào từng chuyên ngành cụ thể: nó là sự kết hợp của nhiều kiểu bài rất đa dạng, chẳng hạn những bài báo khoa học nguyên thủy và những bài tổng thuật [1, 4];

C) Chỉ số tác động của tập san có thể được điều khiển (hay nói cho đúng là phù phép) bởi chính sách biên tập [5]; và

D) Dữ liệu được dùng để tính toán chỉ số tác động không hề minh bạch mà cũng không mở ra cho công chúng có thể tiếp cận [4, 6, 7].

Bởi vậy, dưới đây, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện cách thức đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu. Trong tương lai,các công trình nghiên cứu ngoài bài báo khoa học sẽ ngày càng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng bài báo khoa học có bình duyệt cũng sẽ vẫn tiếp tục là một hình thức trọng yếu để đưa ra thông tin về kết quả nghiên cứu và cung cấp thông tin cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Khuyến nghị của chúng tôi do đó tập trung chủ yếu vào những thực tế liên quan tới việc đánh giá các bài báo khoa học được công bố trên những tập san có bình duyệt, nhưng nó cũng có thể và cần được mở rộng bằng cách công nhận những sản phẩm khác nữa, ví dụ như bộ dữ liệu, là những kết quả nghiên cứu quan trọng. Những khuyến nghị này nhằm vào các tổ chức tài trợ nghiên cứu, các trường, viện, tổ chức hoạt động khoa học, các tập san khoa học, các tổ chức đo lường khoa học, và cá nhân các nhà nghiên cứu.

Một số chủ đề được đề cập đến thông qua các khuyến nghị này là:

v nhu cầu loại trừ việc sử dụng những thước đo dựa trên tập san, ví dụ như chỉ số tác động của tập san, trong việc xét duyệt tài trợ, xem xét việc bổ nhiệm hay thăng tiến;

v nhu cầu đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên phẩm chất và giá trị của chính nó thay vì dựa trên tập san mà công trình đó đã được công bố; và

v nhu cầu tận dụng những cơ hội mà việc xuất bản trực tuyến mang lại (chẳng hạn không cần phải hạn chế số chữ, hình, tài liệu tham khảo trong bài), và có thể khám phá những thước đo mới để đo lường tầm quan trọng và tác động.

Chúng tôi công nhận rằng nhiều tổ chức tài trợ nghiên cứu, các trường viện, các nhà xuất bản, và các nhà nghiên cứu, đã và đang khuyến khích cải thiện việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Những bước đi ấy đã khởi đầu việc tăng cường động lực cho những cách tiếp cận tinh tế hơn và có ý nghĩa hơn đối với việc đánh giá thành quả nghiên cứu khoa học, giờ đây đã có thể được xây dựng dựa trên những nỗ lực này và được mọi tổ chức liên quan áp dụng.

Những người ký tên trên Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Khoa học bày tỏ sự ủng hộ của họ với việc áp dụng những kinh nghiệm sau đây cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

Khuyến nghị tổng quát

1. Không dùng những thước đo đánh giá tập san (ví dụ chỉ số tác động của các tập san khoa học), như một thước đo thay thế cho việc đánh giá đối với chất lượng của một bài báo khoa học, để từ đó đánh giá sự đóng góp của một nhà khoa học, hoặc để xem xét việc tuyển dụng, thăng tiến, hay tài trợ.

Đối với các tổ chức tài trợ

2. Trình bày rõ ràng về những tiêu chí được dùng để đánh giá năng suất khoa học của các ứng viên. Nhấn mạnh một cách rõ ràng, nhất là với các nhà nghiên cứu mới bắt đầu sự nghiệp, rằng nội dung khoa học của một bài báo khoa học quan trọng hơn rất nhiều so với các thước đo ấn phẩm và tên tuổi của tập san mà bài báo đó được công bố.

3. Vì mục đích đánh giá nghiên cứu, cần cân nhắc giá trị và tác động của tất cả các hình thức thể hiện kết quả nghiên cứu (bao gồm cả dữ liệu, hay phần mềm) chứ không chỉ là các bài báo khoa học, và cần cân nhắc nhiều thước đo tác động khác nhau chẳng hạn ảnh hưởng tác động đối với việc phát triển chính sách và với thực tế.

Đối với các trường

4. Trình bày rõ ràng về những tiêu chí tuyển dụng, xét biên chế, thăng tiến; nhấn mạnh một cách rõ ràng, nhất là với các nhà nghiên cứu mới bắt đầu sự nghiệp, rằng nội dung khoa học của một bài báo khoa học quan trọng hơn rất nhiều so với các thước đo ấn phẩm và tên tuổi của tập san mà bài báo đó được công bố.

5. Vì mục đích đánh giá nghiên cứu, cần cân nhắc giá trị và tác động của tất cả các hình thức thể hiện kết quả nghiên cứu (bao gồm cả dữ liệu, hay phần mềm) chứ không chỉ là các bài báo khoa học, và cần cân nhắc nhiều thước đo tác động khác nhau chẳng hạn ảnh hưởng tác động đối với việc phát triển chính sách và với thực tế.

Đối với các nhà xuất bản

6. Giảm nhẹ đáng kể việc nhấn mạnh vào chỉ số tác động của tập san khoa học như một cách quảng cáo, một cách lý tưởng là bỏ hẳn chỉ số tác động hoặc trình bày nó trong bối cảnh của nhiều thước đo khác nhau về tập san (ví dụ như chỉ số tác động 5 năm, EigenFactor [8], SCImago [9], h-index, thời điểm công bố và biên tập, v.v) là những yếu tố giúp mang lại một quan điểm đầy đủ hơn về chất lượng hoạt động của một tập san.

7. Tạo ra nhiều thước đo khác nhau ở cấp độ bài báo khoa học nhằm khuyến khích thay đổi cách đánh giá, dựa vào nội dung khoa học của bài báo khoa học thay vì dựa vào uy tín của tập san.

8. Khuyến khích việc công bố tên tuổi đồng tác giả một cách có trách nhiệm và cung cấp thông tin về đóng góp cụ thể của từng tác giả.

9. Dù tập san là tiếp cận mở hay phải đăng ký để đọc, hủy bỏ tất cả các giới hạn về danh sách tư liệu tham khảo trong mỗi bài báo khoa học và làm cho nó có thể tiếp cận được dễ dàng theo quy định của Creative Commons Public Domain Dedication [10].

10. Hủy bỏ hay giảm bớt những giới hạn về số lượng tài liệu tham khảo trong các bài báo, và khi thích hợp, bắt buộc trích dẫn từ nguồn nguyên thủy thay vì trích qua nguồn thứ cấp, nhằm ghi nhận uy tín cho cá nhân hay nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả ấy trước hết.

Với các tổ chức đưa ra những thước đo cho đánh giá khoa học

11. Mở ra công khai và minh bạch bằng cách cung cấp dữ liệu cũng như các phương pháp đã được sử dụng để tính toán cho mọi thước đo.

12. Cung cấp dữ liệu với giấy phép không hạn chế việc sử dụng lại, và cho phép tiếp cận với bản điện tử của dữ liệu khi có thể được.

13. Tỏ thái độ rõ ràng rằng điều khiển các thước đo một cách không phù hợp là điều không thể khoan thứ; trình bày một cách hiển ngôn rằng thế nào là điều khiển thước đo theo lối không phù hợp và thước đo nào sẽ được dùng để chống lại việc đó.

14. Hãy tính đến sự khác biệt giữa các loại bài khác nhau (ví dụ bài tổng thuật so với bài nghiên cứu), và sự khác nhau trong các lĩnh vực chuyên ngành khi sử dụng các thước đo; khitổng hợp, hoặc so sánh.

Đối với các nhà nghiên cứu

15. Khi có liên quan tới những ủy ban hay hội đồng có quyền quyết định về tài trợ, tuyển dụng, xét biên chế hay thăng tiến, hãy thực hiện việc đánh giá dựa trên nội dung khoa học thay vì dựa trên các thước đo đối với ấn phẩm.

16. Khi thích hợp, hãy trích dẫn nguồn nguyên thủy thay cho trích từ nguồn thứ cấp để tỏ lòng tôn trọng với những người đã tạo ra kiến thức ấy và công bố nó trước hết.

17. Dùng nhiều thước đo và dấu hiệu khác nhau kể cả những phát ngôn cá nhân bày tỏ sự ủng hộ như là một bằng chứng cho tác động của một bài báo khoa học hay một công trình nghiên cứu [11].

18. Hãy tỏ thái độ thách thức với lối đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên chỉ số tác động tập san một cách không phù hợp, và thúc đẩy, truyền đạt cách đánh giá dựa trên giá trị và ảnh hưởng của các kết quả nghiên cứu.

Người dịch: Phạm Thị Ly

Nguồn: http://www.ascb.org/dora-old/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adler, R., Ewing, J., and Taylor, P. (2008) Citation statistics. A report from the International Mathematical Union. www.mathunion.org/publications/report/citationstatistics0

2. Seglen, P.O. (1997) Why the impact factor of journals should not be used for evaluating research. BMJ 314, 498–502.

3. Editorial (2005). Not so deep impact. Nature 435, 1003–1004.

4. Vanclay, J.K. (2012) Impact Factor: Outdated artefact or stepping-stone to journal certification. Scientometric 92, 211–238.

5. The PLoS Medicine Editors (2006). The impact factor game. PLoS Med 3(6): e291 doi:10.1371/journal.pmed.0030291.

6. Rossner, M., Van Epps, H., Hill, E. (2007). Show me the data. J. Cell Biol. 179,

1091–1092.

7. Rossner M., Van Epps H., and Hill E. (2008). Irreproducible results: A response to Thomson Scientific. J. Cell Biol. 180, 254–255.

8. http://www.eigenfactor.org/

9. http://www.scimagojr.com/

10. http://opencitations.wordpress.com/2013/01/03/open-letter-to-publishers

11. http://altmetrics

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KÝ TÊN ĐẦU TIÊN

CÁC TỔ CHỨC:

1 Academy of Sciences of the Czech Republic (AS CR)

2 Altmetric LLP

3 American Association for the Advancement of Science (AAAS)

4 American Oil Chemists' Society

5 American Society for Cell Biology 6 American Society of Agronomy

7 Association for Psychological Science

8 Austrian Science Fund (FWF)

9 Biology Open

10 British Society for Cell Biology

11 CBE—Life Sciences Education

12 Cell Structure and Function (a journal published by Japanese Society of Cell Biology)

13 Centro Nacional de Analisis Genomico (CNAG)

14 Crop Science Society of America 15 Czech Mathematical Society

16 Department of Cell Biology, University of Texas Southwestern Medical Center 17 Development

18 Disease Models & Mechanisms

19 ECS - The Electrochemical Society

20 eLife

21 EMBO

22 EMBO Reports

23 EuCheMS

24 European Association of Science Editors

25 European Association of Social Anthropologists

26 European Astronomical Society (EAS)

27 European Atherosclerosis Society (EAD)

28 European Council of Doctoral Candidates and Junior Researchers (EURODOC) 29 European Crystallographic Association

30 European Education Research Association (EERA)

31 European Federation for Medicinal Chemistry (EFMC)

32 European Glaucoma Society

33 European Mathematical Society

34 European Molecular Biology Laboratory

35 European Optical Society

36 European Society for Soil Conservation

37 European Society for the History of Science

38 European Sociological Association

39 Faculty of 1000

40 FEBS Journal

41 FEBS Letters

42 FEBS Open Bio

43 Federation of European Biochemical Societies

44 Fondazione Telethon

45 Garvan Institute of Medical Research

46 Genetics Society of America (GSA)

47 Gordon and Betty Moore Foundation

48 Higher Education Funding Council for England (HEFCE)

49 Howard Hughes Medical Institute

50 ImpactStory

51 Institute for Molecular Bioscience, Brisbane Australia

52 Institute of Mathematics, Academy of Sciences of the Czech Republic, Prague

53 Journal of Cell Science

54 Journal of Neurochemistry (Society Journal of the International Society of Neurochemistry)

55 Linguistic Society of America

56 Macedonian Journal of Chemistry and Chemical Engineering

57 Medical Research Council Laboratory of Molecular Cell Biology

58 Molecular Oncology

59 Molecular Biology of the Cell

60 Molecular Systems Biology

61 Nacional de Analisis Genomico (CNAG), Barcelona, Spain

62 PeerJ

63 Proceedings of The National Academy Of Sciences (PNAS)

64 Public Library of Science (PLOS)

65 Society of Chemists and Technologists of Macedonia

66 Society of Economic Geologists

67 Soil Science Society of America

68 Spanish Crystallographic Association (GE3C)

69 Swiss Academy of Medical Sciences

70 The American Physiological Society

71 The Anatomical Record

72 The Association of Australian Medical Research Institutes

73 The Bionics Institute

74 The Company of Biologists

75 The European Society for History of Science

76 The EMBO Journal

77 The International Society of Addiction Journal Editors

78 The Journal of Cell Biology

79 The Journal of Experimental Biology

80 The Macfarlane Burnet Institute for Medical Research and Public Health (Burnet Institute)

81 Victor Chang Cardiac Research Institute

82 Wellcome Trust

CÁC CÁ NHÂN:

1 Euan Adie Altmetric LLP

2 Elizabeth M.Adler ExecutiveEditor,The Journal ofGeneralPhysiology

3 Sharon Ahmad, Executive Editor, Journal of Cell Science

4 Kurt H. Albertine Editor-in-Chief, The Anatomical Record

5 Bruce Alberts Editor-in-Chief, Science

6 José M. Amigó Professor Emeritus, Unity of Crystallography and Mineralogy, Department of Geology,University of Valencia, Spain

7 Parker Antin Editor-in Chief, Developmental Dynamics

8 Simeon Arseniyadis Research Director, CNRS-France

9 Detlef Axmann Professor, Department of Prosthodontics and Medical Materials, Eberhard-KarlsUniversity, Germany

10 Tonci Balic-Zunic Associate Professor in Mineralogy and leader of the Crystallography & Mineralogy

Group, Natural History Museum, University of Copenhagen, Denmark

11 Joel Bernstein Professor, Department of Chemistry, New York University Abu Dhabi, United Arab

Emirates

12 Stefano Bertuzzi Executive Director, American Society for Cell Biology

13 Ted Bianco Acting Director, Wellcome Trust

14 Joël Bockaert Professor, University of Montpellier 1, France; Member, Académie des Sciences

15 Elena Boldyreva Novosibirsk State University, Institute of Solid State Chemistry and

Mechanochemistry, Siberian Branch of Russian Academy of Sciences

16 David Botstein Founding Editor-in-Chief of Molecular Biology of the Cell; Director Lewis-Sigler

Institute for Integrative Genomics, Princeton University

17 Nouzha Bouhmaida Professor, Laboratoire Sciences Des Matériaux, Faculté Des Sciences, Marrakech,

Morocco

18 Roque J. Calvo Executive Director, ECS – The Electrochemical Society

19 Michael Caplan Professor and Chair, Dept. of Cellular and Molecular Physiology, Yale University

20 Julio E. Celis Editor-in-Chief, Molecular Oncology

21 Martin Černohorský Rector emeritus, Silesian University in Opava; Professor emeritus, Masaryk University,

Brno, Czech Republic

22 Vicki Chandler Gordon and Betty Moore Foundation

23 Daniel Choquet Research Director, CNRS; Director of the Interdisciplinary Institute for Neuroscience;

Director of the Bordeaux Imaging Center; Member of the Academy

24 Don Cleveland President, American Society for Cell Biology; Distinguished Professor and Chair, Dept.

of Cellular and Molecular Medicine, Univ. of California, San Diego

25 Francoise Combes Observatoire de Paris and Academie des Sciences

26 Paul Courant Harold T. Shapiro Professor of Public Policy, University of Michigan

27 Brendan Crabb President, Association of Australian Medical Research Institutes; Director, The Burnet

Institute, Melbourne

28 Ana Maria Cuervo co-Editor-in-Chief of Aging Cell; Professor, Albert Einstein College of Medicine

29 Stephen Curry Professor and Chair, Department of Life Sciences, Imperial College, London

30 Antonella De Matteis Telethon Institute of Genetics and Medicine

31 Tracey DePellegrin Executive Editor, GENETICS and G3: Genes|Genomes|Genetics

32 Michel Desarménien Research Director, CNRS-France

33 Danny Dolev Scientific Council, ERC; School of Engineering and Computer Science, The Hebrew

University of Jerusalem

34 Athene M. Donald Cavendish Laboratory, Cambridge, UK

35 David Drubin Editor-in-Chief, Molecular Biology of the Cell; Professor, University of California,

Berkeley

36 Barbara Ensoli Director, National AIDS Center

37 Wolfgang EppenschwandtnerExecutive Coordinator, Initiative for Science in Europe (ISE)

38 Daniel Esteve Quantronics group, SPEC-CEA Saclay

List of Original Signers (Individuals)

39 Pavel Exner Scientific Director, Doppler Institute for Mathematical Physics and Applied

Mathematics Prague, Czech Republic

40 Adam P. Fagen Executive Director, Genetics Society of America

41 Sir Alan Fersht, FRS Associate Editor, PNAS

42 László Fésüs Chairman of Publications Committee, Federation of European Biochemical Societies

43 Marty Frank Executive Director, The American Physiological Society

44 Toni Gabaldón Centre for Genomic Regulation, Barcelona, Spain

45 Santiago Garcia-Granda Professor, Physical Chemistry, University of Oviedo; Immediate Past-President,

European Crystallographic Association

46 Juan Manuel García-Ruiz Research Professor at the Consejo Superior de Investigaciones Científicas and

University of Granada

47 Fernando Garzon President, ECS – The Electrochemical Society

48 Marina Gebert Group Leader Aquatic Cell Technology, Fraunhofer Institution for Marine

Biotechnology, Luebeck, Germany

49 James Gentile Dean, Natural & Applied Sciences, Hope College; Past President, Research

Corporation for Science Advancement; former Editor-in-Chief, Mutation Research

50 Alexander Gerber Managing Director, German Research Center for Science & Innovation

Communication (INNOKOMM)

51 Christian Gericke Chief Executive, The Wesley Research Institute, Brisbane

52 Paul A. Gleeson Head, Department of Biochemistry and Molecular Biology, The University of

Melbourne

53 Bruce L. Goode Editor, Cytoskeleton; Professor, Biology Rosenstiel Basic Medical Sciences Research

Center, Brandeis University

54 Sharona Gordon Incoming Editor, Journal of General Physiology

55 Robert M. Graham Executive Director, Victor Chang Cardiac Research Institute, Sydney, Australia

56 Peter Gunning President, Australian Society for Biochemistry and Molecular Biology; Editor-In-Chief,

BioArchitecture, University of New South Wales

57 John Gurdon Former Chairman, Company of Biologists

58 Lisa Hannan Managing Editor, Traffic

59 Richard W. Hartel Editor-in-Chief, Journal of the American Oil Chemists' Society

60 Carl-Henrik Heldin Ludwig Institute for Cancer Research, Uppsala University, Sweden

61 Etienne Herzog Interdisciplinary Institute for NeuroScience, Bordeaux University, France

62 Dennis W. Hess Editor, ECS Journal of Solid State Science & Technology and ECS Solid State Letters

63 Heribert Hirt President, European Plant Sciences Organisation (EPSO)

64 Brian Hoal Executive Director, Society of Economic Geologists

65 Jason Hoyt Co-Founder and CEO, PeerJ

66 Fabian Huettig Assistant Medical Director, Department for Prosthodontics with Section "Medical

Materials & Technology, " Center for Dentistry and Oral Medicine, Tuebingen

University Hospital

67 Steve Humphries Editor-in-Chief, Atherosclerosi, Official Journal of the European Atherosclerosis

Society

68 Tim Hunt Fellow of the Royal Society; Chair, The Company of Biologists.

69 Howy Jacobs Chief Editor, EMBO Reports

70 Reinhard Jahn Department of Neurobiology, MPI for Biophysical Chemistry; EMBO Publications

Advisory Committee (chair); EMBL Scientific Advisory Board (vice chair); Dean,

Göttingen Graduate School for Neurosciences, Biophysics, and Molecular Biosciences

71 David James Director, Diabetes and Obesity Program, Garvan Institute of Medical Research;

Fellow, Australian Academy of Science

72 Mark Johnston Editor-in-Chief of GENETICS; Professor and Chair, Department of Biochemistry and

Molecular Genetics, the University of Colorado School of Medicine

73 Richard A.L. Jones ex-Editor-in-Chief, European Physical Journal

74 Kozo Kaibuchi Editor-in-Chief of Cell Structures and Functions (the official journal of the Japanese

Society for Cell Biology)

75 Alan Kraut Executive Director, Association for Psychological Science

76 Karl Kuchler Medical University Vienna, Max F. Perutz Laboratories

77 Laurent Ladépêche Interdisciplinary Institute for NeuroScience, Bordeaux University, France

78 Fernando J. Lahoz Director, Chemical Synthesis and Homogeneous Catalysis Research Institute, Spanish

National Research Center - University of Zaragoza, Zaragoza, Spain

79 Pekka Lappalainen Executive Editor, Cytoskeleton; Research Director, Institute of Biotechnology,

University of Helsinki

80 Rebecca Laurence Publisher, F1000Research and F1000Posters

81 W. Mark Leader Publications Director, American Society for Cell Biology

82 Thomas Lemberger Chief Editor, Molecular Systems Biology

83 Maria Leptin Director, EMBO

84 Anthony Linden University of Zurich

85 Daniel Louvard Director of the Research Centre Institut Curie

86 Michael Lynch President, Genetics Society of America

87 Michael Marks Co-editor, Traffic; Professor, University of Pennsylvania

88 Mark Marsh Co-editor, Traffic; Director, Medical Research Council Laboratory for Molecular Cell

Biology

89 Marc A. Marti-Renom Associate Editor at PLOS Computational Biology; National Center for Genomic

Analysis and Centre for Genomic Regulation, Barcelona, Spain

90 Thomas Marwick Director, Menzies Research Institute Tasmania

91 Paul Matsudaira Head, Department of Biological Sciences, National University of Singapore

92 Iain Mattaj EMBL Director General

93 Satyajit Mayor Director, National Centre for Biological Science, Bangalore, India

94 Tom Misteli Editor-in-Chief, The Journal of Cell Biology

95 Thor Moeller Researcher, Institut de Génomique Fonctionnelle (IGF), CNRS

96 Lucia Monaco Chief Scientific Officer, Fondazione Telethon, Italy

97 Eric Murphy Editor-in-Chief, Lipids, a Journal of the American Oil Chemists’ Society

98 Valery Nakariakov President, European Solar Physics Division; Physics Department, University of

Warwick, UK

99 Susana Narotzky Professor, Cultural Anthropology, University of Barcelona, Spain

100 Helga Nowotny President, European Research Council; WWTF Vienna Science and Technology Fund

101 Paul Nurse President, The Royal Society

102 Henk Ottens President, Association of Geographical Societies in Europe EUGEO

103 Mark Patterson Executive Director, eLife

104 Eva Pebay-Peyroula Professor, Joseph Fourier University, Grenoble Member of the French Academy of

Science

105 Pedro Pereira Associate Researcher, IBMC - Instituto de Biologia Molecular e Celular, Portugal

106 Richard N. Perham Editor-in-Chief, FEBS Journal

107 Alaine Peyraube Director of Research at the CNRS (France)

108 Olivier Pironneau Professor, LJLL - Analyse Numérique, Université Pierre et Marie Curie (Paris VI)

109 Heather Piwowar Cofounder, ImpactStory

110 Olivier Pourquié Editor-in-Chief, Development

111 Jacques Pouyssegur Research Director at CNRS, Member of French & Europea Academy, Nice

112 Alberto Prestininzi Editor-in -Chief, Italian Journal of Engineering Geology and Environment

113 Jason Priem Co-founder, ImpactStory

114 Edward N. Pugh, Jr. Editor, Journal of General Physiology

115 Bernd Pulverer Chief Editor, The EMBO Journal; Head of Scientific Publications, EMBO

116 Marianne Quiquandon Researcher, CNRS-France

117 Jordan Raff President, British Society of Cell Biology; Editor-in-Chief, Biology Open; Professor,

Cancer Cell Biology, University of Oxford.

118 Francisco X. Real Spanish National Cancer Research Center and Universitat Pompeu Fabra

119 Alyson Reed Executive Director, Linguistic Society of America

120 Kari Rissanen Academy Professor, Department of Chemisty, University of Jyväskylä, Finland

121 Phillip J. Robinson Head, Cell Signalling Unit, Children's Medical Research Institute

122 Mike Rossner Executive Director, The Rockefeller University Press

123 Didier Roux Member of the French Academy of Sciences

124 Anthony J. Ryan Pro Vice Chancellor, Faculty of Science, The University of Sheffield

125 Jean-Louis Salager Editor-in-Chief, Journal of Surfactants and Detergents

126 Noel B. Salazar President, European Association of Social Anthropologists

127 Michele Saviano President of Italian Association of Crystallography, Director of Institute of

Crystallography-CNR

128 Randy Schekman Editor-in-Chief, eLife

129 Sandra Schmid Cecil H. Green Distinguished Chair in Cellular and Molecular Biology; Professor and

Chair, Department of Cell Biology, University of Texas Southwestern Medical Center

130 Trina Schroer Co-editor, Traffic; Professor, Johns Hopkins University

131 Ulrich Schubert Professor, Institute of Material Chemistry, Vienna University of Technology

132 Jörg Schulz Editor-in-Chief, Journal of Neurochemistry; Chair and Full Professor, Department of

Neurology, RWTH Aachen University, Germany

133 André Sentenac Member of the French Academy of Sciences; Former Director of a Department of

Biology at the CEA (Atomic Energy Commission)

134 Robert Shepherd Director, Bionics Institute, University of Melbourne

135 Stuart Shieber Harvard University

136 Tom Stevens Co-editor, Traffic; Professor, University of Oregon

137 Jennifer L. Stow Professor and Deputy Director, Research, Institute for Molecular Bioscience, The

University of Queensland

138 Sona Strbanova Associate Professor, Centre for the History of Sciences and Humanities, Institute for

Contemporary History, Academy of Sciences of the Czech Republic

139 Marlowe Tessmer Senior Editor, The Journal of Experimental Medicine

140 Robert Tjian President, Howard Hughes Medical Institute

141 Gerrit Van Meer Dean of the Faculty of Sciences, Utrecht University

142 Petr Vanýsek Editor, Journal of The Electrochemical Society and ECS Electrochemistry Letters

143 Inder Verma Editor-in-Chief, Proceedings of The National Academy Of Sciences (PNAS)

144 Michael Way Editor-in-Chief, Journal of Cell Science

145 Heiner Weber Dean, Center for Dentistry and Oral Medicine; Chairman, Department of

Prosthodontics, University of Tuebingen, Germany

146 Eric Westhof Directeur, Institut de biologie moléculaire et cellulaire du CNRS, Strasbourg, France

147 Kathleen Wets Publisher, F1000Prime

148 Felix Wieland Managing Editor, FEBS Letters

149 Liz Williams Executive Editor, The Journal of Cell Biology

150 Mitsuhiro Yanagida Editor-in-Chief, Genes to Cells

151 Alpha Yap Head, Division of Molecular Cell Biology, Institute for Molecular Bioscience, The

University of Queensland

152 Mary Yess Deputy Executive Director and Publisher, ECS - The Electrochemical Society

153 Marino Zerial Max Planck Director, Max Planck Institute of Molecular Cell Biology and Genetics,

Dresden

154 Ya-ping Zhang Vice-President, Chinese Academy of Sciences

155 Jiří Zlatuška Rector emeritus, Professor, Masaryk University, Brno, Czech Republic

Phân tích thành phần quốc gia của những người đã ký tên trên bản Tuyên ngôn này, dữ liệu tính đến tháng 6 năm 2014.

Giải phóng khỏi nỗi ám ảnh hệ số ảnh hưởng

David Drubin*

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc đánh giá các nhà khoa học qua việc công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao không chỉ khiến các nhà khoa học lãng phí thời gian mà còn khuyến khích họ thổi phồng công trình của mình, hoặc tệ hơn, sẽ chỉ tập trung cố gắng vào việc đảm bảo công bố công trình trên những tạp chí được đánh giá cao.

Đó là lý do vì sao, một năm sau khi công bố, đã có hơn 10.000 cá nhân trong khắp cộng đồng khoa học ký tên vào Tuyên bố San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu (DORA), với mục đích giải phóng khoa học khỏi nỗi ám ảnh hệ số ảnh hưởng, và hy vọng có thể thúc đẩy khả năng sử dụng các phương án thay thế và phương pháp tốt hơn trong đánh giá nghiên cứu, từ đó đem lại lợi ích không chỉ cho cộng đồng khoa học mà còn cả toàn thể xã hội.

Một trong những tổ chức có ảnh hưởng nhất đang thực hiện những bước tích cực hướng đến những cách đánh giá hoàn thiện là Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) qua thay đổi cụ thể về mẫu lý lịch hoặc “tiểu sử tóm tắt” trong các hồ sơ xin tài trợ. NIH đã quyết định đưa thêm vào bản tóm tắt tiểu sử một phần ngắn, trong đó ứng viên trình bày một cách súc tích những thành tích nghiên cứu khoa học nổi bật nhất của mình để các nhà xét duyệt tài trợ khỏi mất tập trung vào tìm hiểu tạp chí nào từng đăng tải các công bố trước đó [của ứng viên].

Một ví dụ nữa, như tạp chí Science đã nêu, trong một đợt tuyển dụng các vị trí mới của khoa do mình phụ trách, Sandra Schmid thuộc Trung tâm Y khoa Tây Nam của ĐH Texas đã yêu cầu các ứng viên gửi phản hồi cho một loạt câu hỏi về những đóng góp chính của họ trong những giai đoạn khác nhau của sự nghiệp, thay vì một bản lý lịch truyền thống với danh sách các công bố khoa học. Cách tiếp cận tương tự cũng được thực hiện để chọn người nhận giải thưởng Kaluza danh giá dành cho các nghiên cứu sinh.

Một đặc điểm chung của các tổ chức tài trợ có cách thức tiếp cận mới mẻ trong đánh giá nghiên cứu là yêu cầu các ứng viên trình bày chọn lọc các đóng góp nghiên cứu nổi trội nhất trong công trình nghiên cứu của mình, chứ không phải chỉ dựa vào danh tiếng tạp chí đã xuất bản nó. Họ đồng thời còn dựa vào các nguồn lực khác như các bộ dữ liệu, sáng kiến và phần mềm quan trọng - một cách làm đã được Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) thực hiện từ tháng 1-2013.

Việc càng xuất hiện nhiều phương pháp đánh giá không phụ thuộc vào các hệ số ảnh hưởng và tên tuổi của tạp chí sẽ giúp các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu hơn và giúp xã hội bằng cách đem lại hiệu quả cao hơn cho những khoản đầu tư công trong khoa học.

Thanh Nhàn lược dịch

Nguồn: http://theconversation.com/time-to-discard-the-metric-that-decides-how-science-is-rated-27733)

Nguồn bản tiếng Việt:http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=7981

* Giáo sư Sinh học Tế bào và Phát triển của ĐH Berkeley, California, một trong những tác giả của DORA

Số lượt xem : 788
Tin liên quan
Xem thêm :
Học bổng Nghiên cứu